Wednesday, April 17, 2024

Phá dỡ công trình


Thực hiện chủ trương của tỉnh, với quyết tâm cao, Trường CÐ Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn phấn đấu hoàn tất việc di dời các khoa, phòng từ cơ sở 172 đường An Dương Vương lên cơ sở 684 đường Hùng Vương vào cuối năm 2024, sớm hơn 1 năm so với thời hạn đặt ra.

Mở rộng quy mô, đảm bảo hoạt động

Thực hiện Đề án 03/ĐA-UBND ngày 26.4.2021 và Quyết định số 633/QĐ-LĐTBXH ngày 2.6.2021 của Bộ LĐ-TB&XH, Trường CĐ Bình Định đã sáp nhập nguyên trạng vào Trường CĐ Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn. Tại kỳ họp thứ 4 HĐND tỉnh khóa XIII (năm 2021), HĐND tỉnh đã thông qua Nghị quyết số 79-NQ/HĐND của HĐND tỉnh về chủ trương đầu tư dự án mở rộng Trường CĐ Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn. Dự án thực hiện trong giai đoạn2021 - 2025 với tổng mức đầu tư hơn 346 tỷ đồng.

Theo đó, tại trụ sở chính 684 Hùng Vương (phường Nhơn Phú, TP Quy Nhơn) và cơ sở thực hành số 1 (trước đây là Trường Trung cấp nghề Thủ công mỹ nghệ Bình Định, ở tổ 5, khu vực 5, phường Nhơn Phú, TP Quy Nhơn) sẽ được đầu tư nhiều hạng mục hạ tầng kỹ thuật nhằm đảm bảo hoạt động của trường sau sáp nhập.

Ở cơ sở 684 Hùng Vương sẽ xây dựng mới khoa Điện (quy mô đào tạo khoảng 1.000 sinh viên), khoa Cơ khí (quy mô đào tạo khoảng 700 sinh viên); cải tạo lại dãy phòng học lý thuyết hiện trạng; nâng cấp, bổ sung trang thiết bị và sửa chữa thư viện hiện trạng; cải tạo, sửa chữa ký túc xá B…

Cơ sở thực hành số 1 sẽ là nơi đầu tư khoa Công nghệ ô tô (quy mô khoảng 800 sinh viên). Trong đó, dự án sẽ xây dựng mới nhà xưởng bảo dưỡng ô tô; cải tạo, sửa chữa nhà hiệu bộ 3 tầng, 2 nhà học lý thuyết, 2 nhà xưởng thực hành…

Đến nay, cơ sở 684 Hùng Vương đã là nơi đào tạo của các khoa Du lịch - Dịch vụ, Ngoại ngữ, Thủ công mỹ nghệ, Văn hóa nghệ thuật, Điện tử - Tin học... Theo lãnh đạo Trường CĐ Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn, trong năm 2024, các khoa kỹ thuật còn lại như: Điện, Cơ khí, Công nghệ ô tô cũng sẽ hoàn tất việc di dời.

Trước mắt, cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ cho việc di dời của khoa Công nghệ ô tô sắp hoàn tất. Nhằm phục vụ cho công tác di dời, thời gian đến, khoa Công nghệ ô tô sẽ thực hiện rà soát, thống kê máy móc, trang thiết bị.

Vị trí tại Phường Nhơn Phú nơi CĐKTCNQN sẽ đời về

Ổn định hoạt động, nâng cao chất lượng đào tạo

Là khoa đầu tiên của khối ngành kỹ thuật hoàn tất việc di dời lên cơ sở chính trong năm 2023, khoa Điện tử - Tin học đang thực hiện đào tạo cho gần 700 học viên, sinh viên. Khoa hiện có diện tích sàn 2.000 m2, được bố trí tại 3 tầng tòa nhà P. Các phòng chuyên môn hóa, xưởng thực hành khá khang trang, thoáng mát, thiết bị đầu tư hiện đại và đồng bộ. Ông Trần Hiếu Nghĩa, Trưởng khoa Điện tử - Tin học, thông tin: “Cho đến nay, hoạt động đào tạo đã đi vào ổn định, nền nếp tại cơ sở mới kịp thời củng cố, duy trì và phát huy. Học viên, sinh viên đã yên tâm học tập, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp”.

Đối với các khoa đã có thời gian hoạt động ổn định trước đó tại cơ sở Hùng Vương như khoa Dịch vụ - Du lịch, Ngoại ngữ, Thủ công mỹ nghệ, Văn hóa nghệ thuật, nhà trường đã có sự đầu tư về trang thiết bị, bố trí về hạ tầng để đảm bảo chất lượng đào tạo. Đơn cử, tòa nhà của khoa Dịch vụ - Du lịch được bố trí đầy đủ phòng học và các thiết bị đào tạo theo hướng hiện đại, đảm bảo yêu cầu chi tiết kỹ thuật chuyên môn đáp ứng tốt cho việc dạy -học các nghề phục vụ du lịch như: Nhà hàng, chế biến món ăn, lễ tân khách sạn, buồng phòng, hướng dẫn du lịch…

Ông Lê Xuân Nguyên, Phó Hiệu trưởng nhà trường, cho biết: “Bên cạnh việc phấn đấu sớm ổn định hoạt động đào tạo tại cơ sở chính, nhà trường đẩy mạnh nâng cao chất lượng đào tạo, tích cực tuyển sinh, xây dựng mối quan hệ rộng, bền vững với DN…Trong năm 2024, chỉ tiêu tuyển sinh của nhà trường hơn 2.600 học sinh, sinh viên và học viên. Trong đó có 1.165 sinh viên hệ cao đẳng, 905 học sinh hệ trung cấp, 575 học viên hệ sơ cấp. Để có thể đạt được chỉ tiêu tuyển sinh đã đề ra, ngay từ đầu năm, nhà trường đã xây dựng kế hoạch và triển khai công tác tuyển sinh ở các cấp trình độ”.   

                                                                                                                                     Theo BĐO

Tổng mặt bằng xây dựng mới CĐKTCNQN

Dự án mở rộng Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn

Dự án mở rộng trường cao đẳng kỹ thuật công nghệ Bình Định được Hội đồng nhân dân tỉnh đồng ý chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 79/NQ-HĐND ngày 17/11/2021. Thời gian thực hiện dự án: 2021 - 2025

Dự án mở rộng trường cao đẳng kỹ thuật công nghệ Bình Định được Hội đồng nhân dân tỉnh đồng ý chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 79/NQ-HĐND ngày 17/11/2021. Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng dự án được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1778/QĐ-UBND ngày 03/6/2022.

- Địa điểm thực hiện dự án:  02 vị trí tại  phường Nhơn Phú, thành phố Quy Nhơn (số 684 Hùng Vương, phường Nhơn Phú và tại tổ 05 khu vực 5 phường Nhơn Phú) 

- Thời gian thực hiện dự án: 2021 - 2025

- Chủ đầu tư:

+ Ban QLDA đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh làm chủ đầu tư các hạng mục: Khoa điện, Khoa cơ khí, Hạ tầng kỹ thuật, Khoa công nghệ ô tô và các hạng mục khác.

+ Trường Cao đẳng kỹ thuật công nghệ Quy Nhơn làm chủ đầu tư các hạng mục; Mua sắm trang thiết bị cho các khoa, phòng và vận chuyển trang thiết bị đến địa điểm mới; Cải tạo, sửa chữa Khu giảng đường, Thư viện, Khu ký túc xá B.

- Quy mô đầu tư xây dựng:

+ Phần hạ tầng kỹ thuật gồm: san nền, hệ thống giao thông nội bộ, hệ thống thoát nước mưa, hệ thống thoát nước thải, hệ thống cấp nước sinh hoạt và PCCC, cây xanh cảnh quan, kè gia có, hệ thống điện

+ Phần dân dụng: xây dựng công trình phục vụ cho Khoa cơ khí (Block A và B), Khoa điện (Block A và B), Khoa công nghệ ô tô, cải tạo lại dãy phòng học lý thuyết hiện trạng (hạng mục Khu giảng đường), cải tạo sửa chữa ký túc xá B hiện trạng, bổ sung trang thiết bị và sửa chữa nâng cấp Thư viện, các hạng mục phụ trợ khác (tường rào, cổng ngõ, nhà bảo vệ, bể nước PCCC,...)

- Tổng mức đầu tư: 346.286.526.000 đồng.

                                                                                                                                           Nguồn

Quy định về phá dỡ công trình

  • Căn cứ Luật Xây Dựng năm 2014; Nghị định số 46/2015/NĐ-CP quy định về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng (sau đây viết là Nghị định 46/2015/NĐ-CP) và Thông tư số 26/2016/TT-BXD quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bào trì công trình xây dựng (gọi tắt là thông tư số 26/2016/TT-BXD)
  • Căn cứ vào Điều 1 Luật Xây dựng năm 2020 (sửa đổi, bổ sung khoản 10 Điều 3 Luật xây dựng năm 2014) thì công trình xây dựng được hiểu là sản phẩm được xây dựng theo thiết kế, tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước, phần trên mặt nước.

- Phá dỡ công trình xây dựng là việc thi công phá dỡ toàn bộ hoặc một phần các công trình xây dựng đã cũ bị xuống cấp, gây mất an toàn hoặc mục đích sử dụng không còn phù hợp để giải phóng mặt bằng cho việc xây dựng công trình mới.

Khi phá dỡ công trình xây dựng có thể áp dụng một trong các biện pháp thi công hoặc kết hợp cả hai biện pháp thi công với nhau sau:

+ Phá dỡ bán thủ công: Đây là biện pháp được áp dụng với những công trình sâu trong ngõ mà xe cơ giới không thể vào được, thường được kết hợp với các loại máy móc nhỏ.

+ Phá dỡ bằng máy móc: Biện pháp này thường được kết hợp với các thiết bị, máy móc chuyên dụng 100%, thường được áp dụng cho những công trình ngoài mặt đường, nơi mà xe cơ giới và máy móc phá dỡ có thể dễ dàng tiếp cận được.

1. Việc phá dỡ công trình xây dựng được thực hiện trong các trường hợp sau:

a) Để giải phóng mặt bằng xây dựng công trình mới công trình xây dựng tạm;

b) Công trình có nguy cơ sụp đổ ảnh hưởng đến cộng đồng và công trình lân cận;

c) Công trình xây dựng trong khu vực cấm xây dựng;

d) Công trình xây dựng sai quy hoạch xây dựng, công trình xây dựng không có giấy phép đối với công trình theo quy định phải có giấy phép hoặc xây dựng sai với nội dung quy định trong giấy phép xây dựng;

đ) Công trình xây dựng lấn chiếm đất công, đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân; xây dựng sai với thiết kế được phê duyệt đối với trường hợp được miễn giấy phép xây dựng;

e) Nhà ở riêng lẻ có nhu cầu phá dỡ để xây dựng mới.

2. Việc phá dỡ công trình xây dựng phải đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Phá dỡ công trình chỉ được thực hiện theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có);

b) Phá dỡ công trình phải được thực hiện theo phương án, giải pháp phá dỡ được duyệt, bảo đảm an toàn và bảo vệ môi trường.

Phá dỡ công trình bằng thủ công

3. Trách nhiệm của các bên trong việc phá dỡ công trình xây dựng được quy định như sau:

a) Tổ chức, cá nhân được giao tổ chức thực hiện việc phá dỡ công trình phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện các quy định tại khoản 2; chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại do mình gây ra;

b) Tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc đang sử dụng công trình thuộc diện phải phá dỡ phải chấp hành quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; trường hợp không chấp hành thì bị cưỡng chế và chịu mọi chi phí cho việc phá dỡ;

c) Người có thẩm quyền quyết định phá dỡ công trình chịu trách nhiệm trước pháp luật về hậu quả do không ban hành quyết định, quyết định không kịp thời hoặc quyết định trái với quỵ định của pháp luật.

4. Phá dỡ công trình để giải phóng mặt bằng để xây dựng công trình mới

Khi công trình xây dựng trên mặt bằng cần được giải phóng mặt bằng để xây dựng công trình mới theo dự án hoặc công trình xây dựng trên đất là công trình xây dựng tạm cần phá dỡ.

- Giải phóng mặt bằng được hiểu là quá trình thực hiện các công việc liên quan đến việc di dời nhà cửa, cây cối, các công trình xây dựng và một bộ phận dân cư trên một phần đất nhất định được quy hoạch cho việc cải tạo, mở rộng hoặc xây dựng một công trình mới. Việc giải phóng mặt bằng sẽ được diễn ra khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất.

5. Trình tự phá dỡ công trình xây dựng

Việc phá dỡ công trình xây dựng phải bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường được quy định tại Khoản 2 Điều 118 Luật xây dựng 2014 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 44 Điều 1 Luật Xây dựng năm 2020) và thực hiện theo trình tự như sau:

- Bước 1: Cơ quan có thẩm quyền phá dỡ công trình xây dựng phải lập phương án, giải pháp phá dỡ công trình xây dựng. Trường hợp công trình thuộc diện phải có quyết định phá dỡ, cưỡng chế phá dỡ thì phải có quyết định phá dỡ hoặc quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng.

- Bước 2: Sau khi đã lập phương án phá dỡ thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành thẩm tra, phê duyệt thiết kế phương án, giải pháp phá dỡ công trình xây dựng đối với công trình xây dựng ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng nhằm mục đích phê duyệt phương án phá dỡ, đánh giá phương án phá dỡ có khả thi hay không khả thi.

- Bước 3: Các bên liên quan sẽ tiến hành tổ chức thi công phá dỡ công trình xây dựng

- Bước 4: Trong quá trình phá dỡ công trình xây dựng cần được tổ chức giám sát, nghiệm thu công tác phá dỡ công trình xây dựng theo đúng quy định của pháp luật về phá dỡ công trình xây dựng nên các bên phải tổ chức đội giám sát, nghiệm thu công tác phá dỡ công tình xây dựng.

Như vậy, khi các công tình xây dựng thuộc một trong các trường hợp phải phá dỡ thì các bên liên quan sẽ phải tiến hành phá dỡ công trình xây dựng theo quy định của pháp luật xây dựng.

Phá dõ công trình bằng máy móc

6. Trách nhiệm của các bên trong việc phá dỡ công trình xây dựng

Trong quá trình thực hiện phá dỡ công trình xây dựng, mỗi bên có trách nhiệm trong vấn đề này đều có nhiệm vụ rõ ràng và phối hợp với nhau thực hiện công tác phá dỡ công trình được nhanh gọn hơn. Các bên có trách nhiệm trong việc phá dỡ công trình xây dựng bao gồm:

- Chủ đầu tư, chủ sở hữu, người quản lý, sử dụng công trình hoặc người được giao nhiệm vụ chủ trì phá dỡ công trình:

+ Phải có trách nhiệm tổ chức thực hiện phá dỡ công trình xây dựng theo trình tự pháp luật; 

+ Thực hiện lập, thẩm tra thiết kế phương án, giải pháp phá dỡ công trình xây dựng và thực hiện thi công phá dỡ công trình xây dựng và thực hiện thi công phá dỡ công trình xây dựng nếu có đủ điều kiện năng lực để tự thực hiện hoặc thuê tổ chức tư vấn có năng lực, kinh nghiệm để tiến hành các hoạt động này;

+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

- Nhà thầu được giao thực hiện phá dỡ công trình:

+ Lập biện pháp thi công phá dỡ công trình phù hợp với phương án, giải pháp phá dỡ được phê duyệt;

+ Thực hiện thi công phá dỡ công trình theo đúng biện pháp thi công và quyết định phá dỡ hoặc quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng (nếu có);

+ Thực hiện theo dõi, quan trắc công trình;

+ Bảo đảm an toàn cho con người, tài sản, công trình và các công trình lân cận;

+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại do lỗi mình gây ra.

- Người có thẩm quyền quyết định phá dỡ công trình:

+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hậu quả do không ban hành quyết định, ban hành quyết định không kịp thời hoặc ban hành quyết định trái với quy định của pháp luật.

- Tổ chức, cá nhân hữu hoặc đang sử dụng công trình thuộc trường hợp phải phá dỡ:

+ Phải chấp hành quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

+ Nếu không chấp hành thì bị cưỡng chế và chịu mọi chi phí cho việc phá dỡ công trình xây dựng.

                                                                                                                        Trích Văn bản luật

Cập nhật những hình ảnh về phá dỡ :

Đã có các cơ sở để xác định rằng khu vực KTQN sẽ phải phá dỡ vào khoàng năm 2025, đối với hiện trạng và quy mô của khu vực KTQN hiện nay, giải pháp tháo dỡ đơn giản có thể là kết hợp thủ công và máy móc.

(Những hình ảnh tư liệu về tháo dỡ KTQN sẽ được cập nhật dưới đây)













No comments:

Post a Comment