Thursday, June 2, 2022

Lược sử KTQN


Hệ thống quá trình hình thành KTQN dựa vào các tư liệu liên quan có trích dẫn, chỉ đề cập khái quát về các giai đọan chủ yếu như sau :

A. LƯỢC SỬ
  • Trường Kỹ thuật Qui Nhơn được chính thức khởi công xây dựng vào tháng 1-1961 và hoàn thành cơ bản phần xây lắp vào tháng 2-1962(Nguồn)
  • Ngày 7-6-1962 là Ngày thành lập Trường KTQN theo Nghị định số 954- GD/BC/NĐ, ký ngày 7 tháng 6 năm 1962 của Bộ QG Giáo Dục Việt Nam Cộng Hòa. (Nguồn) (cập nhật 2023, lật sách để xem mục Cơ sở Văn hóa Giáo dục - Trung học Kỹ thuật - trang 58)
  • Ngày 15;16-6-1962 là ngày tổ chức thi tuyển vào lớp Đệ Thất Trường KTQN tại các trung tâm Ẩu Triệu, Đào Duy Từ, Mai Xuân Thưởng và Nguyễn Huệ tại Thị xã Qui Nhơn. (Nguồn)  
  • Ngày 3-9-1962 là ngày mở Lớp học đầu tiên của KTQN, vào thời gian tựu trường của các trường học tại Qui Nhơn, đây là ngày khai giảng khóa đầu tiên KTQN.(*) (Nguồn)
  • Ngày 3-10-1962 là ngày làm Lễ khánh thành KTQN, được tổ chức chung với Trường Sư Phạm QN tai Trường SP. (Nguồn) và (Nguồn)
Cập nhật 2023 : Tư liệu chi tiết về ngày thành lập Trường KTQN, trích dẫn Biên khảo "Ai có về Qui Nhơn" xuất bản năm 1973 của nhà văn, nhà báo Trần Đình Thái. Xem nội dung chi tiết sách lật (flipbook) Bấm vào đây

B. THIẾT KẾ XÂY DỰNG
     
    1. Kinh phí dự trù :

Trường KTQN thuộc một trong số các trường kỹ thuật ở Nam Việt Nam được xây dựng từ nguồn viện trợ Mỹ, kinh phí dự trù ban đầu là : 

  • Chi phí xây cất trang bị và đóng bàn ghế :          25.992.000 Đồng VNCH
  • Trị giá máy móc đã trang bị                      :               105.473 USD
  • Trị giá máy móc sẽ gửi tới                        :                 99.200 USD

    2. Thiết kế xây dựng :

Quy mô : Trường được khởi công xây dựng từ tháng 1-1961 và hoàn thành tháng 2-1962. Trường sở (lúc bấy giờ) gồm có 4 cơ xưởng (khoảng 1963 ? có xây tiếp thêm 1 xưởng nữa - Cơ khí Ô tô), 12 phòng học, 3 phòng vẽ, 3 phòng thí nghiệm khoa học, 3 phòng thực tập chính, 2 văn phòng, 1 giảng đường, 1 thư viện và 1 kho chứa dụng cụ…

Kiến trúc : Đồ án kiến trúc của Trường KTQN do các Kiến trúc sư Việt Nam Lê Anh Kim, Lâm Du Tốt, Nguyễn Quang Nhạc thiết kế với sự giúp đỡ về mặt kỹ thuật của Cố vấn Kiến trúc thuộc Phái Bộ Viện trợ Kinh tế Mỹ ông Paul Belder.

Thi công : Công tác thi công xây dựng do nhà thầu Việt Nam ông Tô Tôn Dũng phụ trách. 

Tất cả kinh phí xây dựng và trang thiết bị đều do Quỹ Mỹ Kim của Phái Bộ Viện trợ Kinh tế Mỹ và Quỹ Đối Chiếu đài thọ. Ngân sách hàng năm của Bộ Quốc gia Giáo dục Việt Nam gánh chịu mọi Chi phí về Quản lý Điều hành nhà trường như Lương bổng các Giáo sư, Chi phí Điện nước, Chi phí Dụng cụ Giáo khoa, Chi phí Duy tu Bảo dưỡng thường xuyên...

Toàn cảnh Qui Nhơn - Không ảnh Đông Dương 1930

    3. Kinh phí quyết toán :

Phái Bộ Viện trợ Kinh tế Mỹ đã Quyết toán Chi phí Xây dựng Trường Kỹ thuật Qui Nhơn theo các chỉ tiêu cụ thể như sau :

  • Chi phí về thiết kế và xây dựng   :          23.724.340 đồng VNCH
  • Chi phí về trang thiết bị                :          01.412.710 đồng VNCH
  • Chi phí vận chuyển                      :          00.825.000 đồng VNCH

Tổng cộng :          25.962.050 đồng VNCH    (1)

 (Khoảng 2,207 triệu USD - hối suất năm 1962)

Tất cả được thanh toán thông qua Quỹ Đối Chiếu.

Ngoài ra, tất cả các chi phí về nhập cảng máy móc trang thiết bị các lớp Nữ công gia chánh, Trang thiết bị Phòng thí nghiệm khoa học, các Tài liệu chuyên môn...khoảng 165,000 USD đều đã được chuyển về cung cấp bổ sung đầy đủ cho trường.

Ít lâu sau đó, một số máy móc và trang bị khác khoảng 95,000 USD được nhập cảng thêm từ Mỹ sang Việt Nam. Toàn bộ trang bị này thuộc loại tối tân để dạy cho học viên lên các lớp nâng cao, trong đó có các bộ môn chuyên khoa đặc biệt sẽ được tổ chức giảng dạy...

Như vậy, tổng kinh phí đầu tư xây dựng trường Trung học Kỹ thuật Qui Nhơn sẽ là :

  • Chi phí đã quyết toán (1)             :         25.962.050 đồng VNCH
  • Bổ sung (165,000 + 95,000)        :         00.260.000 đồng VNCH

       Tổng cộng :        26.222.050 đồng VNCH

        (Khoảng 2,229 triệu USD - hối suất năm 1962)

Tổng kinh phí này chưa kể đến phần xây dựng thêm Nhà xưỡng Cơ khí Ô tô - khoảng năm 1963; Các công trình phụ : Tường rào cổng ngỏ; Nhà ở cho Hiệu trưởng; Khu nhà ở cho giáo viên; Sân thể thao; Đường nội bộ; Cây xanh...

Trường Kỹ thuật Qui Nhơn lúc đó có khả năng thâu nhận khoảng một ngàn học sinh nhập học và có các Ban nghề như : Kỹ nghệ Gỗ, Rèn Gò Đúc, Điện kỹ nghệ, Máy dụng cụ (chưa có Cơ khí Ô tô). Riêng Thương mại và Nữ công gia chánh (dành cho các học sinh nữ).

Theo ý kiến của nhiều quan sát viên, chuyên gia...thì kiến trúc xây dựng trường rất đẹp và tối tân, phù hợp với điều kiện thời tiết và mục đích giáo dục. 

Trường Kỹ thuật Qui Nhơn 1962

C. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

    1. Giai đoạn 1962-1963: (Đệ Nhất Cộng Hòa)

Những đặc điểm giáo dục của trường đều do các cố vấn của Ban Giáo dục Kỹ thuật và Huấn nghiệp của Phái Bộ Viện trợ Kinh tế Mỹ soạn thảo với sự hợp tác của Nha Giám đốc Kỹ thuật Học Vụ - Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa…

Chương trình giảng dạy tại các trường Trung học Kỹ thuật nhằm hai mục đích :

    -       Tìm hiểu năng khiếu học sinh

    -       Làm phát triển năng khiếu ấy

Do đó, chương trình huấn luyện được phân chia làm hai thời kỳ rõ rệt :

    -       Thời kỳ hướng nghiệp

    -       Thời kỳ chuyên nghiệp

    a) Thời kỳ hướng nghiệp : kéo dài hai năm Đệ Thất và Đệ Lục kỹ thuật, về phần phổ thông, học sinh sẽ phải theo một chương trình giống hệt các trường phổ thông. Về phần kỹ thuật, học sinh luân chuyển các nghề : mộc, gò hàn, điện, nguội, máy dụng cụ, cơ khí. 

    b) Thời kỳ chuyên nghiệp : cuối năm Đệ Lục, Hội đồng giáo sư căn cứ vào những thành quả của học sinh trong hai năm vừa qua, sẽ phân Ban cho học sinh vào các lớp Đệ Ngũ.

  • Ban Toán : Những học sinh có khả năng về Toán, Lý, Hóa sẽ theo học Ban Toán. Sau hai năm học Đệ Ngũ và Đệ Tứ, học sinh thi Trung học Kỹ thuật Ban Toán và lên lớp Đệ Tam nếu đủ điểm trung bình. Cuối năm Đệ Nhị học sinh thi Tú tài Kỹ thuật phần nhất và cuối năm Đệ Nhất học sinh thi Tú tài Kỹ thuật phần hai.
  • Ban Chuyên nghiệp : Những học sinh có khả năng về chuyên môn sẽ tùy theo năng khiếu của mình chọn một trong các ngành sau đây : mộc, gò hàn, điện, nguội, rèn, máy dụng cụ, cơ khí...Cuối năm Đệ Tứ, học sinh sẽ dự thi kỳ thi Trung học Kỹ thuật Đệ Nhất cấp ban Chuyên nghiệp và có thể dự kỳ thi tuyển vào năm thứ nhất của trường Bách khoa Trung cấp. Sau ba năm học tại trường này, học sinh sẽ dự thi kỳ thi mãn khóa và sẽ được cấp văn bằng Bách khoa Trung cấp.

Ban giáo sư gồm có nhiều vị đã tu nghiệp trên hai hoặc nhiều năm ở các trường Cao đẳng và Kỹ thuật Hoa Kỳ theo chương trình tu nghiệp của Phái Bộ Viện trợ Mỹ. Các vị này đã hồi hương để đảm nhận trách vụ tổ chức và khuếch trương chương trình giáo dục của nhà trường...với sự giúp đỡ về mặt kỹ thuật của Văn phòng Trung ương của Nha Giám đốc Kỹ thuật Học Vụ và của các Cố vấn về ngành Kỹ thuật và Huấn nghiệp của Phái Bộ Viện trợ Mỹ.



    2. Giai đoạn 1964-1975 : (Đệ Nhị Cộng Hòa)

Tuyển sinh vào trường từ lớp 8 (Đệ Ngũ) thay vì Đệ Thất như trước, khi thi vào trường cũng phân định trước Ban học cho các thí sinh dự tuyển :

  • Ban Toán : Những học sinh có khả năng về Toán, Lý, Hóa tùy theo nguyện vọng sẽ đăng ký dự tuyển, khi đạt điểm thi sẽ được theo học lớp 8 Ban Toán. Sau hai năm học lớp 8 và lớp 9, học sinh thi tốt nghiệp Đệ Nhất Cấp Trung học Kỹ thuật Ban Toán và lên lớp lớp 10 nếu đủ điểm trung bình. Cuối năm lớp 12, học sinh sẽ thi tốt nghiệp Đệ Nhị Cấp Trung học Kỹ thuật Ban Toán tương đương Tú tài Kỹ thuật, lúc này có điều kiện để thi tuyển vào các trường đại học đặc biệt là các trường đại học kỹ thuật.
  • Ban Chuyên nghiệp : Những học sinh có khả năng về chuyên môn ngành nghề, tùy theo nguyện vọng sẽ đăng ký dự tuyển, khi đạt điểm thi sẽ được theo học lớp 8 Ban Chuyên nghiệp. Cuối năm lớp 9, học sinh sẽ dự thi kỳ thi chuyển cấp Ban Chuyên nghiệp và được phân ban chuyên môn cụ thể để theo học đến hết lớp 12 chuyên nghiệp. Sau đó học sinh sẽ dự thi kỳ thi mãn khóa và sẽ được cấp văn bằng Chuyên viên Kỹ thuật Chuyên nghiệp theo ngành đã học...
Im vắng trước Khu Hiệu Bộ KTQN năm 1975

 3. Sau1975 : (Cộng Hòa XHCN)

Sau 1975, trường có xây dựng mở rộng thêm (khu đất sau trường) đồng thời cũng mất đi một phần đất mặt tiền đường An Dương Vương (Nguyễn Huệ củ) do mở rộng đường cũng như phần đất phía sau trường tại khu rừng dương bao la, và cảnh quan ngôi trường xưa đã có nhiều thay đổi, không còn dáng vẻ như ngày trước nữa. Tên Trường đương nhiên cũng phải thay đổi theo mô hình của chế đội mới, qua từng giai đoạn có các tên như :

  • 1976-1989 : Trường Công nhân Kỹ thuật Cơ điện Nghĩa Bình
  • 1989-1991 : Trường Công nhân Kỹ thuật Cơ điện Quy Nhơn
  • 1991-1994 : Trường Dạy nghề Cơ điện Quy Nhơn
  • 1994-1999 : Trường Công nhân Kỹ thuật Cơ điện Quy Nhơn
  • 1999-2007 : Trường Công nhân Kỹ thuật Quy Nhơn
  • 2007-2017 : Trường Cao đẳng nghề Quy Nhơn
  • 2017- nay  : Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn

Những mùa nắng đẹp


(*) Tác giả bài viết Lớp học đầu tiên đang định cư tại Mỹ, khẳng định qua điện thoại rằng ngày 3/9/1962 chính là ngày khai giảng, tuy anh không có giữ tư liệu gì nhưng nhớ rất rõ ngày này. Bài viết không dùng từ gì liên quan đến ngày khai giảng, chỉ gọi là "Lớp học đầu tiên" để nhấn mạnh đến yếu tố tiên phong của lứa học sinh lớp đầu tiên khi mở trường KTQN ! 

Once upon a time !



No comments:

Post a Comment